1. Thành lập
- 4/1978: Bộ môn Vi sinh vật, thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam được thành lập.
- 2006: Bộ môn Vi sinh vật thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam được chuyển nguyên trạng về Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.
2. Chức năng nhiệm vụ
Chức năng: Nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nhiệm vụ:
- Đầu mối quản lý nguồn gen vi sinh vật đất, phân bón vi sinh vật.
- Phân lập, thu thập, lưu giữ và nghiên cứu đánh giá, khai thác nguồn gen vi sinh vật nông nghiệp.
- Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật, các sản phẩm từ vi sinh vật trong nông nghiệp và trong môi trường nông nghiệp, nông thôn.
- Nghiên cứu phát triển và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Kiểm nghiệm các sản phẩm vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp.
- Hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng và thông tin về các vấn đề liên quan đến vi sinh vật nông nghiệp.
3. Tổng số cán bộ công nhân viên: 18 cán bộ bao gồm: 1 tiến sĩ, 12 thạc sĩ (trong đó có 5 NCS), 3 cử nhân và 2 kỹ thuật viên.
4. Thành tích
4.1. Phân lập, tuyển chọn, đánh giá, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen vi sinh vật nông nghiệp
Trên 689 nguồn gen vi sinh vật thuộc hơn 30 chi vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, nấm men đang được lưu giữ, đánh giá và khai thác sử dụng. Quỹ gen vi sinh vật trồng trọt đã cung cấp hàng trăm lượt chủng giống vi sinh vật cho các đơn vị nghiên cứu và sản xuất trong cả nước.
4.2. Nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật
- Các chế phẩm vi sinh vật, phân bón vi sinh vật đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật hoặc được đang ký trong danh mục phân bón được phép kinh doanh, sử dụng của Bộ NN &PTNT: Chế phẩm Nitragin, Azozin, Phosphobacterin, vi sinh vật hỗn hợp, vi sinh vật chức năng; Phân hữu cơ vi sinh vật hỗn hợp, phân hữu cơ vi sinh vật chức năng, phân hữu cơ vi sinh VTN1, VTN2, VTN3.
- Các chế phẩm/phân bón vi sinh vật đã được Bộ môn nghiên cứu, thử nghiệm: Chế phẩm nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza, chế phẩm phân bón vi sinh qua lá Phytobacterin, chế phẩm vi sinh hỗn hợp cho cây ớt, chế phẩm vi sinh phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn - VTN1 cho cây lạc và VTN2 cho cây vừng, chế phẩm VSV cho cây lạc và đậu tương thay thế một phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh hại, chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong cải tạo đất bạc màu, chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh tuyến trùng, chế phẩm vi sinh phòng chống bệnh cây chè, phân hữu cơ vi sinh đa yếu tố cho ngô và đậu tương, phân bón vi sinh vật đa chức năng cho cam, ngô, chè...
- Bộ môn cũng phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Viện nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm vi sinh vật như: Chế phẩm vi sinh vật bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh vùng rễ cà phê, hồ tiêu, chế phẩm vi sinh vật cố định đạm cho cây họ đậu, chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong phòng trừ bệnh héo xanh lạc và vừng, v.v...
4.3. Nghiên cứu công nghệ vi sinh trong xử lý phế thải, bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu sử dụng vi sinh Probiotic để sản xuất thức ăn bổ sung cho gia cầm.
- Nghiên cứu sản xuất chế phẩm thuốc diệt chuột sinh học: MIROCA, Prorodent. Chế phẩm đã được đăng ký vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Viêt Nam.
- Chế phẩm Compost maker có khả năng chuyển hóa các nguyên liệu giàu hợp chất các bon (than bùn, phế phụ phẩm nông nghiệp, phế thải chăn nuôi, v.v...) làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ sinh học (Compost maker). Chế phẩm đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
- Chế phẩm sinh học SHMT1 có khả năng xử lý nhanh phế thải chăn nuôi góp phần giảm ô nhiễm môi trường và cung cấp phân bón hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp.
- Chế phẩm XRB và XRD – xử lý rơm và gốc rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ và giảm ngộ độc hữu cơ cho cây lúa, đã được thử nghiệm và áp dụng tại nhiều tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng.
- Chế phẩm VTN4 và VTN5 – xử lý nguyên liệu hữu cơ (rơm rạ, thân lá lạc, đậu tương, phân gia súc, gia cầm, than bùn...) thành phân bón hữu cơ vi sinh, sản phẩm đã được thử nghiệm và áp dụng tại nhiều địa bàn của tỉnh Yên Bái.
- Chế phẩm vi sinh vật chuyển hóa kim loại nặng sử dụng để xử lý đất nông nghiệp bị ô nhiễm.
4.4. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Các loại phân hữu cơ vi sinh vật, chế phẩm vi sinh vật đã được chuyển giao cho nhiều đơn vị, địa phương, đem lại hiệu quả cao như Công ty Thương mại & hoá sinh Thiên Sinh, Công ty Vật tư nông nghiệp, Công ty Nông nghiệp Hữu cơ, Công ty TNHH Bình Dương, Công ty Thương mại cổ phần Thiên Phúc, Xí nghiệp phân vi sinh Sơn Tây, Công ty Cổ phần Việt Á Nghĩa Đàn, Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An, Công ty CP chứng nhận VIETCERT, Công ty cổ phần Tư vấn và Phát triển nông thôn Phú Thọ, Công ty TNHH sản xuất tinh bột sắn Hữu nghị Lào - Việt, Trung tâm ứng dụng KHCN Đắk Lắk, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Nghệ An, v.v....
- Hiện nay các chế phẩm/phân hữu cơ vi sinh vật đang được chuyển giao công nghệ và thử nghiệm hiệu quả trên cây lúa, màu, cây công nghiệp tại tỉnh Sayaboury – CHDCND Lào.
4.5. Thành tựu khác về khoa học công nghệ
- Tham gia biên soạn 11 TCVN về vi sinh vật và phân bón vi sinh vật. Các tiêu chuẩn trên đã được ban hành áp dụng trong toàn quốc và ngành nông nghiệp.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu triển khai, tiềm lực cơ sở vật chất và năng lực cán bộ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã quyết định công nhận Phòng Thử nghiệm Nông nghiệp (phòng thử nghiệm số 12) thuộc Viện là phòng kiểm nghiệm ngành Nông nghiệp.
- Thông qua các hoạt động nghiên cứu triển khai, Bộ môn đã và đang là đối tác của các tổ chức quốc tế về lĩnh vực phân bón vi sinh vật như Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới bán khô hạn Ấn Độ (ICRISAT), Viện nghiên cứu cố định niơ sinh học thuộc đại học Hawaii Hoa Kỳ (NIFTAL), Viện vi sinh vật nông nghiệp Liên Bang Nga, Trung tâm phát triển nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR), Diễn đàn năng lượng nguyên tử vì hoà bình (FNCA) Nhật, Đại học tổng hợp Hohenheim-CHLB Đức, Trường Đại học nông nghiệp-Thụy Điển, Trường Đại học Karachi-Pakistan, Trường Đại học Dundee- Anh, v.v…
- Cán bộ khoa học của Bộ môn đã tham gia tích cực các hoạt động khoa học trong và ngoài nước trong lĩnh vực vi sinh vật nông nghiệp. Hàng năm đơn vị công bố nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí hoặc các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
Các phần thưởng đã được trao tặng
- Huân chương Lao động Hạng Nhì của Nhà nước Lào năm 2012, Nghị định số 331 ngày 26/10/2012 của Chủ tịch nước CHDCND Lào.
- Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước giai đoạn 2005 – 2009, Quyết định số 2020 ký ngày 23/11/2010.
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ giai đoạn 2003-2005, Quyết định số 1470-TTg ngày 08/11/2006.
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 1994-1995 , Quyết định số 901-TTg ngày 29/11/1996.
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2010, Quyết định số 917/QĐ-BNN-TCCB ngày 06/05/2011.
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2007, Quyết định số 1507-QĐ/BNN-TCCB ký ngày 16/5/2008.
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2004, Quyết định số 1194-QĐ/BNN-VP ký ngày 30/5/2005.
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1998, Quyết định số 3379-QĐ/BNN-VP ký ngày 30/8/1999.
- Bằng khen của Công đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thành tích thi đua lao động giỏi & xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2004, Quyết định số 137 ký ngày 1/3/2005.
- Bằng khen của Công đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thành tích thi đua lao động giỏi & xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2003, Quyết định số 20 ký ngày 12/1/2004.
- Bằng khen của Công đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho tập thể nữ bộ môn Vi sinh vật trong phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà” giai đoạn 1995-2000), Quyết định số 412 ký ngày 20/9/2000.
- Giải ba giải thưởng Khoa học công nghệ (VIFOTEC) năm 1998 về công trình khoa học “Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật phòng trừ chuột MIROCA trong điều kiện Việt Nam”.
- Giải pháp hữu ích về phân bón Nitragin 1987.
- Nhiều cán bộ CNV của bộ môn được nhận bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét