Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016


Danh sách đề tài/dự án đã thực hiện

I. CÁC ĐỀ TÀI/ DỰ ÁN/ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM  ĐÃ CHỦ TRÌ

Cấp nhà nước

1.    Dự án SXTN: Hoàn thiện qui trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong cải tạo đất cát biển. Chương trình Công nghệ sinh học Nông nghiệp (2014 - 2015).
2.    Nghiên cứu nâng cao hoạt tính sinh học của các chủng  vi khuẩn bằng phương pháp đột biến và tái tổ hợp ADN để sản xuất chế phẩm và phân bón sinh học sử dụng cho cây trồng. Thuộc chương trình/đề tài: Công nghệ Sinh học Nông nghiệp. 2012 - 2015.
3.    Dự án SXTN: Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây lạc. Thuộc chương trình/đề tài: Công nghệ Sinh học Nông nghiệp. 2012 – 2014.
4.    Nghiên cứu các giải pháp công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè an toàn tại tỉnh Yên Bái. Thuộc chương trình/đề tài: Độc lập cấp Nhà nước. 2011 -2014.
5.    Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh đặc chủng cho cây cao su vùng Tây Bắc từ than bùn và phế phụ phẩm nông nghiệp. Thuộc chương trình/đề tài: Độc lập Cấp nhà nước. 2010 - 2012.
6.    Nghiên cứu phát triển các giải pháp sinh học nhằm cải tạo đất bạc màu. Thuộc chương trình: Công nghệ Sinh học Nông nghiệp. 2009 – 2012.
7.    Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong phòng trừ bệnh héo xanh lạc và vừng. Thuộc chương trình/đề tài: Công nghệ Sinh học Nông nghiệp.  2007 - 2009.
8.    Nghiên cứu chế phẩm vi sinh vật xử lý nhanh phế thải chăn nuôi. Thuộc chương trình: Công nghệ sinh học Nông nghiệp. 2006 – 2010.
9.    Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm phân bón vi sinh vật đa chủng, đa chức năng ứng dụng cho cây trồng qui mô công nghiệp. Thuộc chương trình: Công nghệ sinh học KC.04. 2005 - 2006.
10.    Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm phân bón vi sinh vật hỗn hợp phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững. Thuộc chương trình: Công nghệ Sinh học KHCN.02. 1998 – 2000.
11.    Nghiên cứu các giải pháp công nghệ mới nhằm mở rộng việc sản xuất và ứng dụng phân bón vi sinh vật cố định nitơ, phân giải lân trong nông lâm nghiệp. Thuộc chương trình: Công nghệ sinh học KHCN.02. 1996 - 1998.
12.    Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen vi sinh vật trồng trọt. Thuộc chương trình: Bảo tồn nguồn gen động, thực vật và vi sinh vật. 1994 – 2005.
13.    Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật đa chủng, phân bón chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng cho một số vùng sinh thái. Thuộc chương trình: Công nghệ Sinh học KC.08. 1991 – 1995.
14.    Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng phân VSV cố định nitơ nhằm nâng cao năng suất lúa và cây trồng cạn. Thuộc chương trình: Công nghệ sinh học KC.08. 1991 – 1995.

Cấp Bộ

1.    Dự án: “Sản xuất thử nghiệm chế phẩm nấm cộng sinh Mycorrhiza phục vụ nhân giống cam tại các vùng trồng cam chính phía Bắc”. Dự án SXTN cấp Bộ. 2013 - 2014
2.    Nghiên cứu sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh đa yếu tố cho một số cây trồng chính tại tỉnh Hà Giang. Thuộc chương trình/đề tài: Khoa học Công nghệ Nông nghiệp vốn vay ADB. 2009 - 2011.
3.    Nghiên cứu, tuyển chọn thực vật, vi sinh vật có khả năng hấp thu, chuyển hóa kim loại nặng để xử lý đất nông nghiệp bị ô nhiễm. Thuộc chương trình/đề tài: Đề tài KHCN trọng điểm cấp Bộ. 2008 – 2010.
4.    Nghiên cứu khả năng sử dụng chế phẩm vi sinh vật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạn chế bệnh héo rũ, thối quả cho cây ớt. Thuộc chương trình/đề tài: Trọng điểm cấp Bộ. 2006-2007.
5.    Nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật phát triển cộng sinh mycorrhiza cho một số cây trồng chính tại một số vùng sinh thái phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Thuộc chương trình/đề tài: Trọng điểm cấp Bộ. 2004 - 2007.
15.    Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật phân giải một số loại hoá chất trừ sâu. Thuộc chương trình: Đề tài cấp Bộ. 2001 – 2002.
16.    Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen vi sinh vật trồng trọt. Thuộc chương trình: Bảo tồn nguồn gen động, thực vật và vi sinh vật. 1994 – nay.

Cấp cơ sở

1.    Phân lập, tuyển chọn một số chủng vi sinh vật có khả năng chuyển hoá một số dạng lân khó tiêu trong đất thành lân dễ tiêu phục vụ nhu cầu dinh dưỡng cây trồng. Đề tài cơ sở. 2011.
2.    Xây dựng bộ chỉ thị vi sinh vật đất để đánh giá chất lượng và dự báo biến động độ phì nhiêu đất. Thuộc chương trình/đề tài: Cấp cơ sở. 2009 – 2011.
3.    Nghiên cứu ứng dụng phương pháp ADN tái tổ hợp và đột biến nhằm tăng cường khả năng đối kháng bệnh héo xanh cây trồng của một số chủng vi sinh vật đối kháng. Thuộc chương trình/đề tài: Cấp cơ sở. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa. 2006 - 2008.
4.    Nghiên cứu khả năng sử dụng Sarcocystis singaporensis làm tác nhân phòng trừ chuột bằng tác nhân sinh học. Thuộc chương trình/đề tài: Cấp cơ sở. 2004 – 2005.
Cấp tỉnh, thành phố
1.    Xây dựng mô hình xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ sinh học để cải thiện độ phì của đất và nâng cao hiệu quả canh tác lúa, rau màu tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (2014 - 2015)
2.    Áp dụng quy trình xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ vi sinh cho sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái  Thuộc dự án nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh Yên Bái, 2013 - 2014.
3.    Nghiên cứu áp dụng một số biện pháp kỹ thuật mới để tăng hiệu quả canh tác đậu tương trên đất đồi tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Đề tài cấp sở 2012-2013
4.    Nghiên cứu sử dụng tổng hợp các biện pháp sinh học để cải thiện độ phì nhiêu của đất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của một số cây trồng chủ yếu tại Ninh Thuận. Thuộc chương trình/đề tài: Đề tài cấp sở. 2011 - 2013
5.    Nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại chỗ từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại Yên Bái. Thuộc chương trình/đề tài: Cấp tỉnh Yên Bái. 2011 -2012.
6.    Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh héo xanh. Thuộc chương trình/đề tài: cấp Thành phố (01C-06/05). 2010 - 2012
7.    Sử dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ trên đất ruộng kém hiệu quả tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đề tài cấp sở. 2010 - 2011
8.    Nghiên cứu, xây dựng quy sản xuất phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao cho cây chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Thuộc chương trình/đề tài: Cấp tỉnh. 2010 - 2011.
9.    Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật đa chức năng phù hợp cho cây cam, ngô, chè tại Hà Giang. Thuộc chương trình/đề tài: Cấp tỉnh. 2009 - 2011.
10.    Nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu. Thuộc chương trình/đề tài: Cấp thành phố. 2009 -2010.

Dự án Khuyến nông Trung ương

1.    Ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thuộc chương trình/đề tài: Khuyến nông. 2011 -2013.

Dự án khuyến nông cơ sở

1.    Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất cây khoai tây vụ đông tại xã Nghi Đồng – huyện Nghi Lộc– tỉnh Nghệ An. Dự án ADB cơ sở. 2011-2012.
2.    Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất cây đậu tương DT84 tại xã Châu Lộc – huyện Quỳ Hợp – tỉnh Nghệ An. Dự án ADB cơ sở 2011.
3.    Kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm chăn nuôi. Thuộc chương trình/đề tài: Chương trình Khuyến nông, xây dựng tài liệu tập huấn qua đĩa hình và ấn phẩm khuyến nông năm 2011.
4.    Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất bí xanh tại xã Quảng Đại huyện Quảng Xương. Dự án ADB cơ sở. 2010.
5.    Xây dựng mô hình trình diễn trồng đậu tương tại xã Vĩnh Hưng huyện Vĩnh Lộc. Dự án ADB cơ sở. 2009.

Hợp tác quốc tế

1.    Phát triển phân bón sinh học thân thiện với môi trường, có hiệu quả cao: từng bước hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Thuộc chương trình: Hợp tác quốc tế. 2009 – 2011.
2.    Thay thế phân đạm hóa học bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm nhằm nâng cao thu  nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường. Thuộc chương trình/đề tài: Hợp tác quốc tế với chính phủ Úc. 2007- 2009.

Xây dựng TCVN

1.    TCVN: Phân bón vi sinh vật – Phương pháp xác định mật độ nấm rễ nội cộng sinh. Phần 1: Kỹ thuật đếm số lượng bào tử nấm nội cộng sinh Mycorrhiza (Arbuscular Mycorrhiza Fungi) bằng kỹ thuật sàng ướt, ly tâm nổi”.  Xây dựng QC/TCVN. 2015 – 2016
2.    TCVN: Phân bón vi sinh vật – Phương pháp xác định mật độ nấm rễ nội cộng sinh. Phần 2. Kỹ thuật xác định hoạt lực cộng sinh (xâm nhiễm) của các chủng nấm rễ nội cộng sinh với cây trồng”.
3.    TCVN: Vi sinh vật – Phương pháp xác định hoạt độ xenlulaza dựa vào lượng đường khử được tạo thành. 2012 - 2016
4.    TCVN: Phân bón vi sinh vật - Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu. 2012 – 2016
5.    TCVN 10784:2015. Vi sinh vật - phương pháp xác định khả năng sinh tổng hợp axít 3-indol axêtíc (IAA).
6.    TCVN 10785:2015. Vi sinh vật - Xác định khả năng hòa tan kali.
7.    TCVN 9300:2014. Vi sinh vật - Phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng của vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn Ralstonia solanacearum smith gây bệnh héo xanh trên cây trồng cạn.
8.    TCVN 9299:2014. Vi sinh vật - Bảo quản dài hạn vi sinh vật dùng trong nông nghiệp – Phương pháp nitơ lỏng.
9.    TCVN 9298:2014. Vi sinh vật - Bảo quản dài hạn vi sinh vật dùng trong nông nghiệp – Phương pháp đông khô.
10.    TCVN 8741:2011. Vi sinh vật nông nghiệp – Phương pháp bảo quản ngắn hạn.
11.    TCVN 8566:2010. Phân bón vi sinh vật - phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn.
12.    TCVN 8565:2010. Phân bón vi sinh vật - phương pháp xác định hoạt tính phân giải phốt phát của vi sinh vật.
13.    TCVN 8564 : 2010. Phân bón vi sinh vật– phương pháp xác định hoạt tính cố định nitơ của vi khuẩn nốt sần cây họ đậu.
14.    TCVN 7185:2002. Phân hữu cơ vi sinh vật.
15.    TCVN 6169:1996. Phân bón vi sinh vật - Thuật ngữ.
16.    TCVN 6168:2002. Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulo.
17.    TCVN 6167:1996. Phân bón vi sinh vật phân giải hợpchất photpho khó tan.
18.    TCVN 6166:2002. Phân bón vi sinh vật cố định nitơ.

II. CÁC ĐỀ TÀI/ DỰ ÁN/ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM  ĐÃ THAM GIA
 
Cấp nhà nước

1.    Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bức xạ trong sản xuất phân vi sinh vật dạng hạt và phân bón lá. Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ Năng lượng KC.05, 2016 - 2019.  
2.    Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất sản phẩm và thương mại hóa các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Chương trình NTMN. 2013 - 2016.
3.    Nghiên cứu, xây dựng xưởng sản xuất chế phẩm ủ compost và phân hữu cơ vi sinh bằng nguồn than bùn tại huyện Hongsa, tỉnh Sayaboury, CHDCND Lào. Nhiệm vụ Nghị định thư. 2013-2015.
4.    Dự án SXTN: Hoàn thiện công nghệ sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà phê. Thuộc chương trình: Công nghệ Sinh học Nông nghiệp. 2012 – 2014.
5.    Dự án SXTN: Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chăn nuôi dạng rắn. Thuộc chương trình: Công nghệ Sinh học Nông nghiệp. 2012 – 2013.
6.    Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải nhà máy chế biến tinh bột sắn. Thuộc chương trình: Công nghệ Sinh học Nông nghiệp. 2010 – 2012.
7.    Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản. Thuộc chương trình/đề tài: Đề tài cấp nhà nước mã số KC.08.04/06-10. 2007 – 2010.
8.    Dự án SXTN: Hoàn thiện công nghệ sản xuất và ứng dụng men ủ vi sinh vật để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ tại Đắk Lắk. Thuộc chương trình: Công nghệ Sinh học Nông nghiệp. 2007 - 2009.
9.    Nghiên cứu phát triển chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh vùng rễ cà phê và hồ tiêu. Thuộc chương trình: Công nghệ sinh học Nông nghiệp. 2006 – 2009.
10.    Nghiên cứu, sản xuất chè an toàn và chất lượng cao. Thuộc chương trình/đề tài: Nghiên cứu các giải pháp KHCN, tổ chức sản xuất và quản lý để sản xuất nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng cao. . 2004 – 2006.
11.    Dự án: ''Xây dựng mô hình canh tác bền vững trên đất dốc, xã Bản Péo, Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang".  Thuộc chương trình/dự án: Xây dựng các mô hình ứng dụng KHCN và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi. 2001 – 2002.

Cấp Bộ

1.    Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ phục vụ sản xuất một số cây trồng ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình Khuyến nông TW (2013 - 2015).
2.    Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý rơm rạ trên đồng ruộng và làm phân bón hữu cơ ở ĐBSCL và ĐBSH. Thuộc chương trình/đề tài: Đề tài nhánh cấp Bộ. 2009 - 2011.
3.    Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật chế biến phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ sản xuất chè an toàn. Thuộc chương trình/đề tài: Dự án Khoa học Công nghệ Nông nghiệp. Viện KHKTNLN Miền núi phía Bắc chủ trì. 2009 - 2011.
4.    Nghiên cứu áp dụng biện pháp sinh học giải quyết ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước cho các vùng chuyên canh  rau ở miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Thuộc chương trình/đề tài: Đề tài KHCN trọng điểm cấp Bộ. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp chủ trì. 2009 – 2014.
5.    Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật phân giải một số loại hoá chất trừ sâu. Đề tài cấp Bộ (2001 - 2002).

Cấp tỉnh, thành phố

1.    Nhân rộng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình và cụm thôn, xã. Thuộc chương trình/đề tài: Cấp tỉnh Bắc Ninh. . 2015 - 2017
2.    Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình và cụm thôn, xã. Thuộc chương trình/đề tài: Cấp tỉnh Bắc Ninh. . 2014 - 2016.
3.    Dự án sản xuất thử nghiệm: Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm Compost Maker để phân hủy rơm rạ lót gốc tại chỗ nhằm tăng hiệu quả sản xuất khoai tây tại Hà Nội. Thuộc chương trình/đề tài: Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội. 2014 – 2016.

Khuyến nông cơ sở

1.    Dự án: “Trồng thâm canh chè cành giống mới theo GAP”. Thuộc chương trình/dự án: Khuyến nông. 2010 – 2011.
Hợp tác quốc tế
2.    Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong viếc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản tại tỉnh Sayaboury cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Thuộc chương trình/đề tài: Dự án hợp tác quốc tế Việt – Lào. 2009 – 2014.
3.    Nghiên cứu phát triển các biện pháp an toàn đối với môi trường để phòng trừ bệnh hại trong đất trên một số cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Đề tài Nghị định thư (2006 - 2009).
4.    Dự án: “Hỗ trợ chuyển giao kết quả mô hình canh tác bền vững trên đất dốc ở xã bản Péo ra diện rộng quy mô xã & huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang”.  Thuộc chương trình/dự án: VietCanSol. 2003 – 2005.




0 nhận xét :

Đăng nhận xét